MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI

Du lịch miền Tây vào mùa nước nổi thường mở màn từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, thời hạn này sông nước miền Tây đầy ắp đặc sản nổi tiếng cá tôm từ thượng nguồn đổ về … Những món ăn không chỉ tiềm ẩn tinh hoa của đất trời mà còn đầy ắp tấm lòng hào sảng của dân cư. Đến thăm miền Tây mùa nước nổi, hành khách không chỉ mày mò những thắng cảnh tuyệt đẹp, thưởng thức lối sống thân thiện của dân cư mà còn được chiêm ngưỡng và thưởng thức những món ăn dân dã, đồng quê nhưng đậm đà đến khó quên hoàn toàn có thể kể đến như : bông điên điển, bông súng, cá linh, cá lóc đồng, cá linh,...

LẨU CÁ LINH NON

Mùa sinh sản của cá linh vào khoảng tháng 9 Âm lịch, còn được người dân miền Tây nói là mùa nước nổi. Loài cá này theo dòng phù sa, từ thượng nguồn sông Mekong đến với miền Tây. Cá linh nhỏ bằng một ngón tay út, con trưởng thành có thể to hơn hai ngón tay. Vào đầu mùa nước, cá linh có kích thước bé, hay còn được gọi là cá linh non. Vì cá chưa lớn nên có xương mềm, thêm vị béo bùi của bụng mỡ. “Mùa cá linh” chung với thời điểm bông điên điển trổ, nên người miền Tây thường nấu lẩu món cá cùng loại bông vàng rực này.

Ảnh chụp Lê Hoàng Vũ

Dù đầu mùa hay cuối mùa, loài cá này chế biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh… Nếu những con cá linh mập ú, bụng đầy mỡ thì vẫn có thể kẹp tre mang nướng trên bếp than ửng hồng, thịt cá vừa ngọt vừa béo và cũng lại cho hương thơm phương phức, đặc trưng. Cá linh to có thể dùng làm mắm nhưng đặc sắc nhất có lẽ là cá linh nấu điên điển. Nồi canh có vị chua của me, vị béo của cá, vị thơm của gia vị, hoa điên diển cho hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, rồi những đọt ngó sen non mướt, rau nhút tươi non… Tất cả cho nồi lẩu cá linh thơm ngất ngây mà du khách khó có thể quên

Ảnh nguồn từ Zing

CÁ LÓC ĐỒNG

Mùa nước nổi miền Tây cũng chính là mùa săn cá lóc đồng nhộn nhịp nhất của người dân sống ở các khu vực đầu nguồn như Đồng Tháp, An Giang. Cá lóc đồng nướng trui là một trong những món ăn dân giã nhất của ẩm thực miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Cách thức chế biến món cá lóc đồng nướng trui cực kỳ đơn giản. Chỉ cần rửa sạch, sau đó xỏ một cái que xiên từ đầu đến đuôi, rồi đem cắm thẳng đứng que xuống đất. Hốt mớ rơm khô phủ quanh và nhóm lửa. Với những chú cá lóc đồng hơi lớn lâu chín thì kinh nghiệm dân gian là đổ một ít nước vào bụng cá. Dưới tác động của nhiệt làm nước trong bụng sôi lên, thế là có cả hai sức nóng ngoài và trong làm cá chín đều. Sau khi lửa tàn, lấy nhánh củi khô cạo bớt lớp vảy cháy đen bên ngoài. Nếu đang giữa đồng thì đơn giản là dùng tay bóc thịt cá và chấm muối ớt hột, thế được một món ngon lành, gọn nhẹ mà chất lừ.


Ảnh chụp Ludi

Cầu kỳ hơn, thêm ít bún, rau thơm rồi cuốn với lá sen non và chấm cùng mắm me. Còn gì bằng khi vừa thưởng thức món ngon, vừa nhâm nhi ly rượu đế cay nồng. Vừa thả hồn miên man theo từng câu vọng cổ lên xuống, phóng tầm mắt xa xa ngắm khung cảnh bao la của mùa nước nổi miền Tây khiến bạn quên cả lối về.

CÁ HEO

Nghe tên cá heo, chắc ai tò mò muốn chiêm ngưỡng những con cá heo có như dưới biển đại dương to đùng không? Thực ra là cá heo miền Tây quê mình chỉ cỡ 3 ngón tay mà thôi, thật là dễ thương đúng không nào.

Sở dĩ gọi là cá heo vì khi bắt lên khỏi mặt nước, cá kêu “éc éc” như tiếng heo (lợn) kêu. Chúng thường sống ở cái dòng chảy mạnh, xuất hiện nhiều ở khu vực thượng lưu sông Hậu và sông Tiền . Vào mùa nước nổi, chúng theo nguồn nước tỏa ra sông cái và các nhánh sông con. Càng về khu vực vùng hạ lưu: Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang,... loài cá này càng ít dần. Cá heo có mình dẹp, chỉ lớn bằng ba ngón tay người lớn, to nhất dài độ chừng một tấc, da láng, màu xanh nhạt không vảy, đầu có 2 ngạnh nhọn. Đuôi, vây, kỳ cá heo có màu đỏ cam rất đẹp. Thịt cá heo béo, thơm ngon và hấp dẫn đến cả phần da, được nhiều người ưa chuộng nên đem lại giá trị kinh tế cao.

Cá heo làm ra rất nhiều món ăn ngon như: nướng muối ớt, kho tiêu, kho sả ớt, nấu canh chua,… Những món ăn này tuy mộc mạc giản dị, mỗi khi nhắc đến cũng khiến ai cũng không khỏi thèm thuồng, nhất là món cá heo kho tộ ăn với cơm cháy  hoặc cơm nóng thì thật là ngon bá cháy luôn.

Để làm được món cá heo kho tộ ngon đậm đà đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm khi chế biến. Phải sử dụng cá tươi còn nhảy soi sói, cắt đầu, cắt đuôi, vây, làm sạch ruột, người sành ăn thì để nguyên con… rồi rửa cá bằng một ít giấm chua , hoặc bằng chanh tươi để cá sạch nhớt và hết mùi tanh. Kế đến, để cá ráo nước, ướp cá với các gia vị: nước dừa, nước mắm, tiêu, ớt, nước màu,… khoảng 5-10 phút để gia vị thấm đều vào thịt cá và cũng để cá săn lại, khi kho không bị nát. Sau cùng cho nồi cá lên bếp kho ở lửa liu riu đến khi nước trong nồi sền sệt lại, thêm hành lá và ít tiêu xay. Lúc ấy mùi thơm sẽ tỏa ra ngào ngạt, nước cá sóng sánh, thoang thoảng mùi thơm của hành , cay nồng dìu dịu của tiêu là có thể tắt bếp và thưởng thức.

Thịt cá heo kho mềm nhưng không bở, béo nhưng không nhẩy mỡ. Khi chín cá sẽ bốc mùi thơm phức. Chính vị ngọt bùi của cá hòa cùng với gia vị sẽ làm nồi cá thơm ngon tuyệt đỉnh. Khi ăn, gắp đến miếng cuối cùng vẫn còn thấy ngon. Món này nếu ăn với cơm nóng và ít rau sống  lại càng ngon tuyệt. Ai đã thưởng thức một lần khó quên được dư vị mộc mạc, chân quê, không hề pha trộn và màu mè kiểu cọ.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Bông điển điển là đặc sản nổi tiếng mà không thể không nhắc đến khi nói về mùa nước nổi miền Tây. Bông điên điển nở rộ, không chỉ mang lại một màu vàng rực trang trí cho cảnh quan đồng đằng sông Cửu Long mà còn là loài hoa mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, người dân thường không ăn trực tiếp mà kết hợp với các thức khác để chế biến thành những món ngon như bông điên điển ăn với lẩu cá linh, gỏi tép bông điên điển, bánh xèo bông điên điển,... Điên điển gion giòn, khi ăn lại đăng đắng nhưng đọng vị ngọt dịu ở cổ họng, nói đến đây thôi cũng thấy thòm thèm.


Ảnh Hương Sắc Miền Tây

BÔNG SÚNG

Từ thời xưa, bông súng đã là món ăn quen thuộc của những người dân miền Tây mỗi mùa nước lên. Cũng giống như bông điên điển, bông súng bừng nở một góc trời, từ súng trắng đến súng tím đua nhau khoe sắc, không riêng gì làm đẹp cho đất trời mà còn là món ăn dân dã, độc lạ của người dân nơi đây đã trở thành một phần của đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.


Ảnh báo Nhân Dân

Bông súng mê hoặc ở cái giòn xốp và thanh vị. Nếu ăn trực tiếp, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mới trong cổ họng cùng với đó là chút ngọt, chút bùi. Bông súng thường được ăn kèm với lẩu chua, lẩu mắm, hay đặc biệt là mắm kho thơm ngon và đậm đà hương vị là khi nấu chung với thịt ba rọi và ăn vào lúc còn nóng, chấm thêm tí bông súng là chuẩn vị.


Ảnh nguồn tổng hợp